Các loại móng nhà ở dân dụng trong xây dựng

Follow us:
HOTLINE: 0903 598 851
CÔNG TY KIẾN TRÚC XÂY DỰNG KHÔNG GIAN VIỆT LẤY UY TÍN LÀM NỀN TẢNG CỐT LÕI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU, MỖI NGÔI NHÀ LÀ TÂM HUYẾT, NỖ LỰC MANG ĐẾN AN TÂM CHO QUÝ KHÁCH

lĩnh vực hoạt động

1.Các loại móng nhà ở dân dụng trong xây dựng

MỤC LỤC [HIỆN]

    Hiện nay, thi công móng nhà là phương án thực hiện quan trọng trong các công trình xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm hay hiểu biết hết về các loại móng nhà dân dụng cấp 4 để lựa chọn được loại móng phù hợp dành cho ngôi nhà của mình. Vậy nên Kiến Trúc Không Gian Việt sẽ cùng bạn tìm hiểu tất cả thông tin liên quan đến móng nhà cấp 4 ở bài viết sau đây. Những nội dung này rất hữu ích đấy, bạn đừng bỏ lỡ nhé! 

    Móng nhà là gì?

    Móng nhà (móng nền) là phần đất nằm dưới cùng của nhà ở, có nhiệm vụ chống đỡ toàn bộ lực hoặc phần lớn tải trọng đè xuống. Để công trình bền vững theo thời gian và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, đòi hỏi móng nhà phải có sự chắc chắn và thi công đúng kỹ thuật. 

    Các loại móng nhà dân dụng trong xây dựng

    Dưới đây là 4 loại móng nhà trong xây dựng được sử dụng phổ biến trong công trình hiện nay. Bao gồm:

    1. Móng đơn

    Móng đơn là loại móng có chức năng nâng đỡ cột nhà chịu lực. Kết cấu của móng đơn khá đơn giản với kích thước không quá lớn, dễ dàng thi công. Phần mặt đáy có hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn tùy theo tính chất công việc thực hiện.

    Với những nền đất có khả năng chịu tải tốt và tải trọng không quá lớn, người ta thường sử dụng móng đơn. Nếu móng đơn phải chịu tác dụng lực lớn thì bắt buộc phải thay đổi kích thước của móng, cụ thể là chiều dài và chiều sâu chôn móng. Hiện nay, một số loại móng đơn được sử dụng phổ biến là móng đơn đúng tâm, móng lắp ghép, móng đơn lệch tâm lớn, …

    2. Móng băng

    Là loại móng nằm dưới trụ hoặc cột nhà và thường có dạng dải độc lập chạy dọc theo chân tường song song hoặc giao cắt nhau với chức năng để chịu lực cho tường hoặc cột. Ưu điểm của móng băng là dễ thi công, giá thành hợp lý và có khả năng chịu lực, chịu lún khá tốt nên thường được sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng.

    Thông thường, người ta chia móng băng thành 2 loại dựa trên điều kiện và đặc điểm của công trình như sau:

    1. Móng băng 1 phương: là loại móng nông để khả năng chịu tải cũng như lật trượt kém, ít được sử dụng cho các công trình chịu tải lớn;
    2. Móng băng 2 phương: là đường móng được thiết kế theo 2 phương vuông góc với nhau, khả năng chịu lực tốt hơn so với móng băng 1 phương.

    Tuy nhiên, chỉ nên thi công móng băng trong trường hợp chiều rộng của móng có kích thước dưới 1.5 m. Nếu lớn hơn phải thay đổi loại móng khác.

    3. Móng bè 

    Nhằm giảm áp lực đè lên nền đất giúp phân bổ toàn bộ sức nặng của diện tích xây dựng của công trình và tránh hiện tượng lún không đồng đều, người ta thường áp dụng thi công móng bè cho công trình, nơi có nền đất yếu không có nước hoặc do đặc trưng của cấu tạo công trình. 

    4. Móng cọc

    Là mọi móng đang được sử dụng phổ biến, nhất là với các công trình được xây dựng trên nền đất yếu. Móng cọc có hình trụ dài được làm bằng bê tông hoặc cừ tràm được cắm sâu dưới nền đất để chịu tải trọng của công trình xuống lớp sỏi đá nằm sâu dưới lòng đất.

    Hiện nay, móng cọc bao gồm 2 loại như sau:

    1. Móng cọc đài cao: thường được đặt cao hơn so với mặt đất và chiều sâu của móng phải nhỏ hơn chiều sâu của cọc cũng như có khả năng chịu được tải trọng uốn nén;
    2. Móng cọc đài thấp: được đặt sâu ở dưới mặt đất, thường được thi công phù hợp với áp lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất và có khả năng chịu được toàn bộ lực nén. 

    Hướng dẫn cách chọn móng xây nhà phù hợp

    Nhằm giúp bạn lựa chọn được đúng loại móng xây nhà phù hợp với công trình của mình, Xây Dựng An Thiên Phát đã cung cấp một số thông tin lưu ý mà chủ đầu tư cần nắm rõ dưới đây, bạn tham khảo nhé!

    Tải trọng công trình lên móng nhà

    Khi thi công nền móng, tải trọng là yếu tố quan trọng đầu tiên mà bạn phải tìm hiểu hiểu kỹ lưỡng. Với những ngôi nhà có nhiều tầng thì tải trọng càng lớn. Theo các chuyên gia, nhà có kết cấu bê tông cốt thép có tác dụng chịu lực tốt hơn so với nhà xây bằng thép bằng được lắp ghép. 

    Đặc điểm của nền đất xây dựng công trình

    Mỗi loại đất thi công đều có những đặc tính khác nhau, có thể là đất cát, đất thi công, đất sét,... Do đó, bạn cần khảo sát địa chất thực tế để nắm rõ đặc điểm của lớp đất nền, chiều dài của lớp đất cũng như khả năng chịu tải theo độ sâu. Từ đó, có những phương án thi công thích hợp. 

    Kết cấu móng nhà của công trình lân cận

    Ngoài việc khảo sát địa chất thực tế, bạn có thể dựa vào các công trình lân cận có đặc điểm kết cấu tương đồng để lựa chọn được loại móng phù hợp. Đây được xem là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí cũng như công sức nhất. Thực tế, các công trình khu vực đa số đều có điều kiện địa chất tương tự nhau về kiểu dáng và kết cấu. Bạn có thể tham khảo những phương án đã được thi công để áp dụng cho công trình của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của kỹ sư để đảm bảo an toàn và độ vững chắc của công trình nhằm đưa ra phương án thi công móng hiệu quả và phù hợp nhất.

    Xem thêm; báo giá xây nhà trọn gói

    Xem thêm; báo giá xây nhà phần thô

    Xem thêm; báo giá thiết kế 

    Xem thêmbáo giá sửa nhà

    CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THIẾT KẾ XÂY DỰNG KHÔNG GIAN VIỆT
    Địa chỉ: 113/4 Đường Tân Chánh Hiệp 08, Phường TCH, Quận 12, TP.HCM
    VPGD: 150 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Quận Tân Bình, TP.HCM
    Hotline: 0903 598 851 
    Email: khonggianvietkts@gmail.com

     

    Zalo
    Hotline
    0903598851
    0903598851